Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì? tập môn thể thao nào?

Thứ bảy, 19-11-2016 14:25 PM

Tại Mỹ, theo thống kê, có tới 10 – 30% người lớn mắc bệnh này, làm tiêu tốn hàng tỉ USD và hơn một triệu ngày công lao động hàng năm. Ở Việt Nam, theo thống kê của hội Tĩnh mạch học TP.HCM, tỷ lệ người bị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới chiếm vào khoảng 5 – 8% ở những người trưởng thành. Qua bài viết dưới đây bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh cũng như người bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì, tập môn thể thao nào tốt. 

 

bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

   Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi. Suy tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, kể cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.

 

   Hệ tĩnh mạch ngoại biên gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Bình thường, máu chảy từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên vào tĩnh mạch sâu rồi về tim nhờ vào sự co cơ và các van tĩnh mạch. Các van này đóng vai trò như cánh cửa một chiều giúp máu không chảy ngược trở lại. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó khiến các van này bị tổn thương và tĩnh mạch bị giãn, khiến máu chảy theo chiều ngược lại, ứ đọng ở ngoại vi và gây ra suy giãn tĩnh mạch chân.

 

   Suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam và càng lớn tuổi thì càng dễ mắc bệnh. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch đang ngày càng gia tăng. Bệnh thường xuất hiện ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, ít vận động.

 

Đối tượng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân.

  • Tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu

  • Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn

  • Béo phì

  • Phụ nữ có thai, người mắc bệnh tiểu đường

  • Tiền sử gia đình có người cũng mắc bệnh

  • Nghề nghiệp đứng nhiều, ngồi nhiều trong một thời gian dài (làm tăng áp lực tĩnh mạch ở chân theo thời gian) như thợ cắt tóc, nghề may, giáo viên, đầu bếp, làm văn phòng.

 

Các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới có 6 cấp độ của suy giãn tĩnh mạch:

  • Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.

  • Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.

  • Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.

  • Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.

  • Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.

  • Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.

 

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

 Có ba biến chứng mà người mắc bệnh suy và giãn tĩnh mạch chân hay gặp phải nếu không được điều trị đúng cách, là huyết khối (máu đông), xuất huyết (chảy máu) và loét chân.

 

 Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Các tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng.

 

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?

Thực phẩm có nhiều chất xơ:

  Táo bón là một trong những nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, vì bị táo bón sẽ gây đầy hơi, và tăng áp lực xung quanh bụng, đồng thời táo bón khi đi ngoài, cơ bụng và cơ chân hoạt động rất mạnh. Ăn 30-40 gram thực phẩm có chất xơ mỗi ngày sẽ giúp nhuận tràng, hết táo bón, đồng thời chất xơ giúp cải thiện hệ tim mạch. Từ đó bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sẽ thuyên giảm.

 

Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

-Rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày: hạt chia và hạt lanh(chứa nhiều omega-3), các loại rau, các loại đậu(đậu cô que, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, đậu Hà Lan), Bí đỏ, đậu bắp, cà rốt, súp lơ, yến mạch, gạo lức,…

 

-Trái cây: Chuối, đu đủ, lê, bơ,…

 

Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E

-Vitamin C giúp sản sinh collagen và elastin, 2 mô chính tạo nên sự vững chắc của thành mạch. Đồng thời Vitamin C đóng vai trò là chất chống viêm và có lợi cho da. Một số thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, chanh, kiwi, ớt chuông, súp lơ…

 

-Vitamin E. Vitamin E giúp ngăn ngừa sự kết tạo các cục máu đông trong tĩnh mạch, hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên và gắn liền với sức khỏe tim mạch. Các thực phẩm giàu vitamin E: rau cải, rau bina, củ cải xanh, cà chua, xoài, đu đủ, củ cải, hạt dẻ, bơ…

 

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên tập môn thể thao gì?

Việc tập thể dục không chỉ giúp cho máu huyết lưu thông, hạn chế tình trạng đau nhức do bệnh gây ra mà còn giúp cho cơ thể người bệnh khỏe mạnh và sảng khoái.

Các môn bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp là những môn thể thao tốt nhất cho người bị suy giãn tĩnh mạch giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.

 

Bơi lội:

Người suy giãn tĩnh mạch có thể tập môn bơi lội, môn thể thao này tốt nhất cho người bệnh. Với tư thế bơi nằm ngang, sự vận động linh hoạt của chân khi bơi giúp tĩnh mạch đưa máu trở về tim hiệu quả, từ đó giảm các triệu chứng đau nhức, nặng nề do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Một tuần bạn có thể tham gia bơi lội khoảng 3 đến 4 lần.

 

bơi lội tốt cho suy giãn tĩnh mạch

 

Đạp xe đạp

   Đi xe đạp là một môn thể thao lý tưởng nó giúp di chuyển linh hoạt cổ chân. Vì thế sẽ giúp cho việc lưu thông máu huyết trong tĩnh mạch dễ dàng hơn, đồng thời giúp giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch và cải thiện chứng giãn tĩnh mạch.

 

 Đi bộ

Với những người bình thường, đi bộ mỗi ngày cũng đã rất tốt, với người suy giãn tĩnh mạch thì môn thể thao này có hiệu quả hơn rất nhiều. Đi bộ giúp vận động các khớp và tăng sức mạnh cho hệ cơ chân. Cùng với đó, trương lực cơ tăng lên giúp ngăn ngừa tĩnh mạch sâu. Đi bộ thường xuyên, sẽ làm tăng tần số hô hấp và góp phần tập luyện cho tim.  Các bác sĩ khuyên, tốt nhất mọi người nên đi bộ bằng chân trần hoặc với giày thể thao trên bãi cỏ hoặc nền cát. Tuy nhiên, nên đi với tần suất phù hợp, để đảm bảo sức khỏe, không nên đi quá sức.

 

BoniVein - Sản phẩm vàng cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

  BoniVein là sản phẩm của Canada và Mỹ, được các nhà khoa học thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Pharmaceutical Inc dày công nghiên cứu. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo gồm: 

  Các thảo dược làm tăng độ bền và đàn hồi của thành tĩnh mạch: cây chổi đậu,  diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh, rutin trong hoa hòe, aescin trong hạt dẻ ngựa.

  Các thảo dược chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ thành mạch khỏi các tác nhân chống oxy hóa: hạt nho, lý chua đen, vỏ thông

 Thảo dược giúp hoạt huyết, ngăn hình thành huyết khối từ đó ngăn chặn các biến chứng do huyết khối gây nên: lá bạch quả

 

  Với các thành phần như trên, BoniVein không chỉ tác động làm giảm triệu chứng mà còn tác động tích cực lên tĩnh mạch một cách toàn diện nhất: vừa co nhỏ tĩnh mạch bị giãn, vừa bảo vệ tĩnh mạch khỏi các nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch, vừa hoạt huyết giúp phòng ngừa biến chứng. 

 

BoniVein - giúp người bệnh đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch

   Với các ưu điểm vượt trội như trên, Bonivein đã đánh lui bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân, giúp họ có cuộc sống vui vẻ và nhẹ nhàng hơn.

 

Chú Trần Hưng Bang

 

   Chú Trần Hưng Bằng, 65 tuổi ở số tổ 9, khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Qui Nhơn, Bình Định.

Chú bị suy giãn tĩnh mạch chân cách đây 3 năm với những triệu chứng như nhức, đau buốt, chuột rút, nổi mảng thâm tím như vết tụ máu khi va đập, đường gân nổi ngoằn ngoèo như con giun. Chú đã phẫu thuật bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch nhưng gần 1 năm sau bệnh lại tái phát. Lần này chú không phẫu thuật nữa mà chuyển sang dùng BoniVein đều đặn vì theo tìm hiểu chú thấy BoniVein không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn giải quyết đến tận nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Chỉ sau một thời gian ngắn, những triệu chứng nhức, nặng, mỏi, đau buốt, tê bì đã biến mất hoàn toàn, đồng thời những vùng thâm tím hay tĩnh mạch giãn ra đã co nhỏ lại được tới 80%. Chú tin tưởng dùng BoniVein tới nay được 2 năm, bệnh hoàn toàn không bị tái phát, chú thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi có một đôi chân khỏe mạnh

 

 bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi ở số 2 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại: 0167.965.3844 

 

    Cũng như chú Hưng, bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi ở số 2 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại: 0167.965.3844 cũng vô cùng vui mừng khi bệnh suy giãn tĩnh mạch của mình được đẩy lùi đơn giản như vậy.

 

   Bác bị suy giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm với triệu chứng là chân bị sưng to như chân voi, sờ vào thấy da căng bóng, chân đau, nhức, bước đi như có hàng ngàn mũi kim châm, đau đớn và khó chịu vô cùng. Trên chân đã có đám tĩnh mạch rối, nổi ngoằn ngoèo như đàn giun. Bác có thăm khám ở viện 108, bác sĩ kê Daflon, rutin và vitamin C. Khi biết thông tin về BoniVein, bác đã dùng kèm với thuốc tây, 1 tháng sau bác chỉ dùng một mình BoniVein. Chân bác đã hết hoàn toàn hiện tượng sưng, nhức, buốt, đi lại nhẹ nhõm, thoải mái, không hề có cảm giác khó chịu như trước. Tĩnh mạch giãn cũng co lại được 80-90%, dần dần mờ đi.Vì biết đây là bệnh mạn tính, dễ tái phát nên bác kiên trì dùng duy trì đều đặn hàng ngày suốt 2 năm nay để ngừa tái phát. Bác rất yên tâm dùng mà không lo có tác dụng phụ gì vì bác biết BoniVein hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

 

Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi, ở số 4B, ấp 2, xã tân hạnh, tp Biên Hòa, Đồng Nai, số điện thoại: 0917.976.550

 

Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi, ở số 4B, ấp 2, xã tân hạnh, tp Biên Hòa, Đồng Nai, số điện thoại: 0917.976.550

“Chú bị suy giãn tĩnh mạch cách đây khoảng 3 năm, ban đầu có những triệu chứng như nặng, chuột rút, nhức mỏi, ngứa. dần dần hai mắt cá chân cùng mu bàn chân sưng phù to rõ ràng. Chú dùng thuốc Daflon và rutin gần 2 năm, bệnh không thuyên giảm nhiều, hàng tuần chú đều phải tới phòng khám đông y để hút máu bầm trên chân, nếu không hút chân rất ngứa, chú gãi tới loét chân. Sau khi đọc báo thấy tin tức về BoniVein, tìm hiểu thêm thấy đây là sản phẩm của Canada và Mỹ, đã được cấp giấy phép đầy đủ, cải thiện đến tận nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch, có rất nhiều người dùng cho hiệu quả rất tốt nên chú dùng thử. Không ngờ, với liều 4 viên 1 ngày, chỉ sau khoảng 3 tháng tất cả những triệu chứng nặng, nhức, chuột rút, sưng phù đã hết hẳn, sau 5 tháng những vết bầm hay thâm tím trước đây da đã hồng và trắng lại, những vết loét trước đây đã liền thành sẹo. Chú mừng quá nên kiên trì dùng liên tục đến nay, không bỏ ngày nào để ngăn các triệu chứng quay trở lại.

 

   Qua bài viết chúng ta biết thêm chi tiết về bệnh suy giãn tĩnh mạch, cũng như khi mắc bệnh nên ăn và nên tập môn thể thao nào. Hy vọng bài viết hữu ích với quý bạn đọc.

 

Xem thêm:

  •  

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm